Đầu Tư Cổ Phiếu
chỉ số dòng tiền MFI là một công cụ phân tích kĩ thuật sử dụng dữ liệu giá và khối lượng để xác định tín hiệu quá mua hoặc quá bán của một tài sản. MFI còn được sử dụng để phát hiện một xu hướng đảo chiều của xu hướng giá- khi MFI và giá có sự phân kì tức là giá tăng hoặc không đổi trong khi MFI giảm và ngược lại thì cho ta một tín hiệu đảo chiều của giá- chỉ số dòng tiền MFI dao động trong khoảng từ 0 đến 100.
MFI trên 80 được coi là quá mua và đọc MFI dưới 20 được coi là quá bán, mặc dù các mức 90 và 10 cũng được sử dụng làm ngưỡng. khác với chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) chỉ số MFI kết hợp dữ liệu cả giá và khối lượng. vì lý do này một số nhà phân tích gọi MFI là RSI có trọng số.
ở đây:
tỷ lệ dòng tiền=(dòng tiền dương 14 kì)/(dòng tiền âm 14 kì)
dòng tiền thô= giá*khối lượng
giá = (cao + thấp + đóng)/3
dòng tiền dương là dòng tiền mà giá của ngày hôm đó cao hơn giá ngày hôm trước và ngược lại. Nếu giá không dổi thì ngày đó không được tính.
một số bước để tính toán Chỉ số dòng tiền.
Một trong những ứng dụng quan trọng của chỉ số dòng tiền đó là khi có sự phân kì của MFI và giá sẽ cho ta một tín hiệu của sự đảo chiều tiềm năng trong xu hướng giá hiện hành. hình dưới đây cho ta thấy rõ hơn về điều này:
Chỉ số dòng tiền rất cao bắt đầu giảm xuống dưới mức đọc 80 trong khi giá tiếp tục tăng là tín hiệu đảo chiều giá xuống. Ngược lại, chỉ số MFI rất thấp leo lên trên mức 20 trong khi giá tiếp tục giảm là tín hiệu sắp đảo chiều về giá.
Các mức quá mua và quá bán cũng được sử dụng để báo hiệu các cơ hội giao dịch có thể. MFI dưới 10 và trên 90 là rất hiếm. các nhà giao dịch thường theo dõi MFI di chuyển trở lại trên 10 và giảm xuống dưới 90 để tiền hành giao dịch.
MFI và RSI có khá nhiều điểm tương đồng. Điểm khác biệt chính giữa 2 chỉ số này đó là MFI quan tâm đến khối lượng giao dịch còn RSI thì không. do đó nhiều người tin rằng MFI cung cấp tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy hơn RSI.